cd bước chân trên dãy trường sơn
CD-Buoc-chan-tren-day-truong-son-2

CD Bước chân trên dãy Trường Sơn – Bài ca Trường Sơn 2

41.800₫

“Bước chân trên dải Trường Sơn” tạo cho người nghe có cảm giác những bước chân rắn rỏi, vững vàng của người chiến sĩ đang đạp lên dãy Trường Sơn

Mô tả sản phẩm

“Bước chân trên dãy Trường Sơn” tạo cho người nghe có cảm giác những bước chân rắn rỏi, vững vàng của người chiến sĩ đang đạp lên dãy Trường Sơn.

Nói đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, không thể không nói đến dãy núi Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh từng là huyết mạch giao thông nối liền hậu phương với tiền tuyến. Dãy núi cao như thách thức bước chân của đoàn quân chiến sĩ ngày đêm hăm hở lao ra chiến trường, giải phóng quê hương. Những bước chân ấy được nhạc sĩ Vũ Trọng Hối miêu tả sinh động qua ca khúc “Bước chân trên dải Trường Sơn”.

Đó là những năm tháng sôi động nhất của cuộc kháng chiến, ở cuối thập niên 60, đầu 70 của thế kỷ trước, Vũ Trọng Hối khi ấy cũng có mặt trong đội ngũ những nhạc sĩ quân đội đi thực tế chiến trường. Có thể nói, dãy núi Trường Sơn và những chàng trai chiến sĩ, cô gái giao liên là chủ đề bao trùm lên tất cả mọi sáng tác văn nghệ, trong đó có âm nhạc thời kỳ này. Đã có nhiều bài hát viết về Trường Sơn ra đời. Nhưng chưa có một bài nào mang tính hành khúc, khái quát cuộc hành quân vượt Trường Sơn. Thế là “Bước chân trên dải Trường Sơn” ra đời (mà phần lời ca có sự cộng tác của Tào Mạt với bút danh Đăng Thục).

Các tác giả khai thác hình tượng chính là những bước chân chiến sĩ vượt qua Trường Sơn gập ghềnh, hiểm trở dưới làn mưa bom bão đạn. Bài hát mẫu mực cho loại ca khúc ngắn gọn, hàm xúc, dễ hát, dễ thuộc. Tác phẩm được hình thành ở thể một đoạn với 4 câu nhạc chính và hai câu tiếp theo dẫn tới kết bài chỉ là sự mô phỏng tiết tấu (có biến đổi chút ít không đáng kể) của câu 3 và 4. Âm vực cả bài được tác giả khống chế trong phạm vi quãng 10 (sì – rề trong điệu mi thứ) là một âm vực lý tưởng – đối với ca khúc dành cho người lớn. Ở đây, cái tài của người sáng tác là âm vực hẹp nhưng nghe vẫn thú vị, tạo cảm giác phong phú. Người hát cảm thấy rất đã (đủ “đô”). Đó chính là yếu tố khiến bài hát vừa hay vừa dễ hát với tất cả mọi người.

“Bước chân trên dải Trường Sơn” có âm hình tiết tấu chỉ là những nốt đen và móc đơn. Nhìn bằng mắt, ca khúc quá đơn giản với vỏn vẹn 24 ô nhịp 2/4 – một độ dài khiêm tốn đối với một ca khúc nghệ thuật. Vậy mà hát lên, người nghe có cảm giác những bước chân rắn rỏi, vững vàng của người chiến sĩ đang đạp lên dãy Trường Sơn và bắt nó phải khuất phục, nằm bẹp dưới chân mình. Rồi những bước chân ấy cứ hun hút nối dài trùng điệp.

Ở bài hát này có rất nhiều điều thú vị. Trong lời ca, không có một từ nào nói đến số đông chiến sĩ, đại loại “điệp trùng” hay “lớp lớp”… chẳng hạn, vậy mà ta cứ hình dung rõ những bước chân rầm rập, trùng trùng như của cả một binh đoàn đang hành quân. Có cảm giác ấy là nhờ ở âm hưởng từ câu nhạc thứ ba trở đi: “Ta đi về phương xa gió ngàn đưa chân ta về quê hương. Quân về trong gió đang dâng triều lên…”. Lại nữa, cũng không có một từ nào trong bài nói các chiến sĩ hành quân trong đêm mà ta cảm giác những bước chân ấy đã đi trong rừng sâu, đêm tối. Cũng dễ hiểu, bởi không khí chung của ca khúc là một không khí tĩnh lặng, chứ không ồn ào; tối chứ không sáng. Có lẽ hiệu quả ấy được tạo nên nhờ ngôn ngữ âm nhạc chung của bài, nhưng đặc biệt gây ấn tượng ở một nốt rê thăng (rê) rất đắt ứng với tiếng “mà” trong câu. “Đá mòn mà đôi gót không mòn”. Cảm giác về một sự khuya khoắt, sâu thẳm khá rõ.

Việc xử lý kết bài của tác giả cũng khá đặc biệt. Không ít nhạc sĩ cho rằng, Vũ Trọng Hối đã khép bài hát lại bằng một quãng 4 đi xuống (la-mì) trong câu cuối: “Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình” là “Tây”. Và nhiều người muốn tiếng tim nên rơi vào nốt khác, hoặc xử lý kết khác. Nhưng tôi cho rằng, việc xử lý của tác giả là rất chuẩn xác và hay nhất. Nghe chắc chắn, đĩnh đạc, sâu sắc.

Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối đã qua đời. Nhưng ông đã để lại cho nền âm nhạc nước nhà hai ca khúc bất hủ viết về Trường Sơn, về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc (ông còn là tác giả bài Đường tôi đi dài theo đất nước)

Nội dung Bài Ca Trường Sơn – Bước Chân Trên Dãy Trường Sơn (CD) do Hãng phim Trẻ phát hành bao gồm:

1. Vui mở đường

2. Tôi người lái xe

3. Đường Trường Sơn xe anh qua

4. Tình em

5. Đêm Trường Sơn nhớ Bác

6. Rừng xanh vang tiếng Talư

7. Bước chân trên dãy Trường Sơn

8. Sợi nhớ sợi thương

9. Vui mùa chiến thắng

10. Đường ta đi dài theo đất nước

11. Hành quân giữa mùa xuân

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên đánh giá “CD Bước chân trên dãy Trường Sơn – Bài ca Trường Sơn 2”